Menu Menu

Hotline tư vấn

0982012890
Hướng dẫn & Thủ thuật

Những thuật ngữ SEO khi làm website phải biết

19-08-2022
5/5 (447 bình chọn)
Những thuật ngữ SEO khi làm website phải biết
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và là một kỹ thuật đặc biệt trong Internet Marketing với mục đích giúp website đạt được thứ hạng cao trong trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (SERP) như Google, Yahoo, Bing,… SEO hiện đang là phương pháp marketing online hiệu quả nhất hiện nay.

Tóm tắt nội dung [Hiển thị]

  1. Các thuật ngữ SEO được dùng phổ biến nhất hiện nay
    1. 301 Redirect ( chuyển hướng vĩnh viễn )
    2. Alt / Alternativetext ( thẻ alt ảnh )
    3. Anchor text ( văn bản neo )
    4. Canonical URL ( thẻ chính tắc )
    5. Directory ( thư mục website )
    6. Domain ( tên miền )
    7. Favicon ( biểu tượng )
    8. Feed 
    9. Header ( thẻ H )
    10. Hyperlink (siêu liên kết)
    11. Thẻ HTML ( ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản )
    12. Inbound Link ( liên kết bên ngoài )
    13. Internal Link ( liên kết bên trong )
    14. Index ( lập chỉ mục )
    15. Java script ( ngôn ngữ lập trình )
    16. Keywords ( từ khóa )
    17. Link Building ( xây dựng liên kết )
    18. Long tail keywords ( từ khóa dài )
    19. Meta Data ( siêu dữ liệu )
    20. Thẻ Meta title ( thẻ tiêu đề trang )
    21. Thẻ Meta Description ( thẻ mô tả trang )
    22. Thẻ Meta keywords ( khai báo từ khóa )
    23. Thẻ meta tags ( nhóm trang cùng chủ đề )
    24. Moz Rank ( đánh giá sự phổ biến của website )
    25. Domain-level mozRank - Domain Authority ( DA - điểm xếp hạng website )
    26. No-follow ( không theo dõi )
    27. Organic Search Result ( tìm kiếm tự nhiên )
    28. Page rank ( thứ hạng website )
    29. Page views ( số trang được mở )
    30. Google Panda ( thuật toán của Google )
    31. Permalink  ( liên kết tĩnh )
    32. Ranking factor ( yếu tố xếp hạng )
    33. Redirect ( lệnh chuyển hướng )
    34. RSS ( tóm tắt thông tin trang )
    35. SEO ( tối ưu hóa công cụ tìm kiếm )
    36. SERPs ( trang kết quả tìm kiếm )
    37. Site map ( sơ đồ website )
    38. Social media sharing ( chia sẻ mạng xã hội )
    39. Social networks ( mạng xã hội )
    40. Spider ( bọ tìm kiếm )
    41. Subscribe ( đăng ký )
    42. Thẻ tag ( chủ đề nhỏ )
    43. Thẻ title ( tiêu đề )
    44. Traffic ( lưu lượng )
    45. Traffic rank ( xếp hạng lưu lượng )
    46. Url ( đường dẫn )
    47. Unique visitor t )
    48. Visit
    49. Visitor
    50. XML Sitemap
  2. Tổng kết

Các thuật ngữ SEO được dùng phổ biến nhất hiện nay

301 Redirect ( chuyển hướng vĩnh viễn )

Lệnh chuyển hướng vĩnh viễn redirect 301 là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đãđược di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Đồng thời khi người truy cập địa chỉ web cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới.

Lệnh chuyển hướng vĩnh viễn redirect 301

Lệnh chuyển hướng vĩnh viễn redirect 301

Alt / Alternativetext ( thẻ alt ảnh )

Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mô tả một hình ảnh trên trang web. Không giống như con người, công cụ tìm kiếm chỉ đọc nội dung trong thẻ ALT của hình ảnh, chứ không phải hình ảnh đó. Hay nói cách khác, nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó.

Các SEPRs xem nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.

Thẻ alt ảnh

Anchor text ( văn bản neo )

Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị liên kết và được mọi người sử dụng để liên kết tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn nội dung cụ thể mà người dùng nhấp vào. Trên hầu hết các trang web, văn bản này thường là màu xanh đậm và gạch chân, hoặc tím nếu bạn đã truy cập vào liên kết đó trong quá khứ.

Anchor text giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang đến nói về những gì: nó mô tả những gì bạn sẽ thấy nếu bạn nhấp chuộtvào. Vídụ: đây là “anchor text”

=> Xem thêm: 6 loại anchor text hay dùng nhất trong SEO

Anchor text

Anchor text hay còn gọi là văn bản neo

Canonical URL ( thẻ chính tắc )

Thẻ Canonical URL là URL mà các webmasters muốn searchengine xem như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung (duplicate) trong website.

Directory ( thư mục website )

Directory là nghĩa thư mục web, là một trang web có chứa danh sách website, blog. Các directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biến củachúng và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc thể loại.

Bạn nên thêm website của bạn vào các thư mục web, nó sẽ giúp tạo ra nhiều lượt truy cập đến website của bạn,đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu xây dựng website

Domain ( tên miền )

Domain hay còn gọi là tên miền, là định danh của website trênInternet, là địa chỉ web chính của trang của bạn (ví dụ: https://muaban-24h.com/)

Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể liên quan đến dịch vụ sản phẩm. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.

Domain tên miền

Favicon ( biểu tượng )

Favicon là một ảnh nhỏ, điển hình như logo hoặc biểu tượng khác cho trang web của bạn, nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt, các trang yêu thích hoặc bookmark.

Feed 

Feed là một nguồn tin được sử dụng để cung cấp cho các người dùng với thường xuyên đăng ký nhận thông tin. Feed thường được cung cấp dưới dạng 1 đường link RSS.

Header ( thẻ H )

Thẻ Header là phần trên cùng của website bạn, xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header thường bao gồm các phần logo ,slogan, và menu định hướng, đôi khi cóthêm tìm kiếm, banner quảng cáo,tùy vào mục đích của ngườ ichủ website.

Hyperlink là một siêu liên kết, đồng nghĩa với từ link, là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đi đến trang khác, hoặc trong một phần của trang. Văn bản, nội dung mà bao gồm các siêu liên kết (hyperlink) được gọi là “anchor text”

Hyperlink siêu liên kết

Thẻ HTML ( ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản )

HTML là viết tắt của Hyper text Markup Language, một ngôn ngữ được sử dụng để viết các trang web. Hầu hết các yếu tố HTML được viết bắt đầu bằng một thẻ mở và kết thúc bằng một thẻ đóng, với nội dung được nằm ở phần giữa.

Inbound link là liên kết bên ngoài, là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Back Link.

Nếu bạn có nhiều Inbound link thứ hạng website của bạn trên Google chắc chắn sẽ được cải thiện. Nhưng với điều kiện backlink đó của bạn phải chất lượng

Internal link hay còn gọi là Link nội bộ, đây là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang web, ví dụ như từ trang chủ của bạn đến trang sản phẩm của bạn. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Internal Link

Index ( lập chỉ mục )

Index là quá trình mà công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của bạn và sau đó lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng. Để kiểm tra xem website của bạn đã được index hay chưa, bạn chỉ cần vào Google và gõ vào tên miền của website mình.

Để kiểm tra bao nhiêu trang trong website mình đã được index bạn có thể gõ vào như sau: “site:muaban-24h.com”. Thay muaban-24h.com bằng tên miền của bạn.

Java script ( ngôn ngữ lập trình )

Java script là một loại ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà quản trị, thiết kế web áp dụng nhiều hiệu ứng hay thay đổi nội dung trang web của họđể hiển thị cho người xem. Công cụ tìm kiếm thường khó đọc nội dung ở bên trong của Javas cript.

Keywords ( từ khóa )

Keyword là từ khóa, một từ hoặc cụm từ mà người dùng trên internet nhập vào công cụ tìm kiếm SEPRs để tìm thông tin. Từ khóa trong SEO là từ hoặc cụm từ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực nào đó mà người dùng nhập vào các bộ máy tìm kiếm.

Link building là là quá trình xây dựng liên kết (inbound link / backlink) từ bên ngoài nhiều hơn trỏ đến website của bạn để cải thiện bảng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm.

Back link có thể nói là là phần quan trọng nhất trong SEO Off-page

Link Building

Long tail keywords ( từ khóa dài )

Long-tail key word là những từ khóa dài, mang tính chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó. Những từ hóa dài sẽ tiếp cận chính xác với mục tiêu hơn, giảm thiểu độ cạnh tranh so với các từ khóa ngắn, chung chung.

Ví dụ với từ khóa: “áo sơ mi” sẽ có tính cạnh tranh rất cao và không đúng mục tiêu của người cần tìm, nhưng với từ khóa dài “áo sơ mi công sở nữ” người ta sẽ tìm đúng trang cần tìm hơn.

Meta Data ( siêu dữ liệu )

Meta data là một dạng siêu dữ liệu,là những thông tin truyền tải ý nghĩa của các thông tin khác. Meta data bao gồm một tập hợp các phần tử thiết yếu để mô tả 1 nguồn thông tin. Là dữ liệu mà trangweb của bạn đề cập đến cho công cụ tìm kiếm biết.

Thẻ Meta title ( thẻ tiêu đề trang )

Meta title còn được gọi là thẻ tiêu đề, là nội dung đề cập đến văn bản được hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm và tab trình duyệt để chỉ ra chủ đề của trang web. Để tối ưu Seo thì thẻ Meta title chỉ nên dài khoảng 50 - 63 ký tự

Thẻ Meta Description ( thẻ mô tả trang )

Meta Description là là thẻ mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.

Meta description tối ưu nhất cho Seo dài khoảng hai dòng ( không quá 160 ký tự).

Thẻ Meta keywords ( khai báo từ khóa )

Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang web.

Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được tối ưu và các công cụ tìm kiếm không còn đánh giá cao như trước nữa

Thẻ Meta keywords

Thẻ meta tags ( nhóm trang cùng chủ đề )

Thẻ Meta tags là một thuật ngữ toàn diện bao gồm các thẻ tiêu đề (Title), thẻ mô tả (Description) và thẻ từ khóa (Keyword). Ba thẻ này gộp lại với nhau gọi là các thẻ meta tags. Các thẻ meta cung cấp thông tin về một trang web, giúp công cụ tìm kiếm phân loại chúng một cách chính xác.

Moz Rank ( đánh giá sự phổ biến của website )

Mozrank được viết tắt là mR. Mozrank là một đơn vị tính Linkpopularity score do tổ chức SEOMoz thiết lập, Giá trị mozRank được SEOMoz quy định là một số logarit từ 1 đến 10.

Bất kỳ trang nào cũng có mozRank tương ứng bởi số lượng và chất lượng của những liên kết đến chúng; trang nào nhận được nhiều liên kết có chất lượng hơn thì mozRank sẽ cao hơn.

Moz Rank

Domain-level mozRank - Domain Authority ( DA - điểm xếp hạng website )

Domain-level mozRank được viết tắt là DmR. DmR quy định sự phổ biến của một tên miền so với các tên miền khác trên Internet. DmR chỉ được tính cho root domain và sub domain.

Cách tính DmR giống như mR nhưng được áp dụng ở cấp độ tên miền, tức là nếu có nhiều liên kết đến từ 1 tên miền khác trỏ đến 1 tên miền nào đó sẽ được tính vào DmR.

No-follow ( không theo dõi )

Nofollow là một thuộc tính đánh dấu liên kết, là một cách để bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết là không theo dõi liên kết này.

Organic Search Result ( tìm kiếm tự nhiên )

Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search

Page rank ( thứ hạng website )

Page Rank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là một hệ thống đánh giá các liên kết trang Web của Google và có giá trị từ 0

Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng trên trang của bạn càng tăng và có giá trị cao hơn.

Page rank

Page views ( số trang được mở )

Page views là số trang web được mở. Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Page views càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Page views của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Google Panda ( thuật toán của Google )

Google Panda được ra đời để thay thế cho Google Cafein. Thuật toán Google Panda là loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có chất lượng kém mà không có giá trị cho người dùng… Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.

Permalink hay còn gọi là liên kết tĩnh - liên kết vĩnh viễn. Permalink thường là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.

Ranking factor ( yếu tố xếp hạng )

Ranking Factor là một trong những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng một trang nào đó, chẳng hạn như số lượng các liên kết (backlink), hoặc các nội dung, các thẻ meta tagst rên trang đó…

Ranking factor

Redirect ( lệnh chuyển hướng )

Redirect được sử dụng để xác định một địa chỉ URL thay thế và để chuyển hướng người sử dụng (hoặc công cụ tìm kiếm) đến một địa chỉ khác.

Trong SEO có 2 loại redirect là 301 và 302. Khác với với redirect 301 - chuyển hướng vĩnh viễn, thì redirect 302 là chuyển hướng tạm thời

RSS ( tóm tắt thông tin trang )

RSS là viết tắt của từ Really Simple Syndication, là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog.

SEO ( tối ưu hóa công cụ tìm kiếm )

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization nghĩa là: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với các công cụ SERPs tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

SEO website

SERPs ( trang kết quả tìm kiếm )

SERP được viết tắt dựa trên cụm từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing..) trả về khi người dùng thực hiện một truy vấn tới các công cụ tìm kiếm này.

Site map ( sơ đồ website )

Sitemap - sơ đồ website là file / trang liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Site map nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn.

Site map là bản đồ hữu hiệu cho các bot của các Search Engine lùng sục trong website của bạn để lập chỉ mục (index), điều này rất tốt cho SEO.

Social media sharing ( chia sẻ mạng xã hội )

Social media sharing hay còn gọi là chia sẻ, truyền thông trên các mạng xã hội. Một trong những cách tốt nhất để tạo lưu lượng truy cập và tăng sự quan tâm đến doanh nghiệp trực tuyến của bạn là thông qua việc tạo nội dung có giá trị và chia sẻ nôi dung trên nhiều phương tiện. Social Media Sharing giúp bạn đưa nội dung tiếp cận đến với người dùng.

Social media sharing

Social networks ( mạng xã hội )

Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Socia lNetworks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:

Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo,Clip.vn…;

Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Pinterest..

Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui...

Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe,Linkedin. Instagram

Mạng cập nhật tin tức: Twitter

Các diễn dàn / Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến

Mạng hỏi đáp: Yahoo, vatgia..

Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu, phanmemgoc...

Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

Social networks

Spider ( bọ tìm kiếm )

Spider hay còn gọi là các con bọ. Đây là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ không thể thu thập thông tin. Spider còn được gọi là Crawler, Robots…

Subscribe ( đăng ký )

Subscribe nghĩa là đăng ký nhận thông tin (giống Follow trên twitter, youtube ) khi bạn Subscribe một người hoặc website tức là bạn theo đăng ký nhận các thông tin theo dõi về người hoặc website đó.

Website của bạn nên có nhiều phương tiện khác nhau mà qua đó người dùngcó thể đăng ký nhận thông tin,nên bao gồ memail và RSS.

Subscribe website

Thẻ tag ( chủ đề nhỏ )

Tag là những từ khóa bạn dùng tựa như nhãn tên để mô tả hoặc tập hợp các bài blog. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.

Thẻ title ( tiêu đề )

Title là tiêu đề của bài viết, là câu mô tả ngắn và tổng quan về chủ đề của bài viết.

Traffic ( lưu lượng )

Traffic là lượng truy cập vào trang web của bạn từ nhiều nguồn khác nhau trên internet

Traffic website

Traffic rank ( xếp hạng lưu lượng )

Traffic Rank hay Traffic Ranking tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người truy cập trang Web…so với tất cả các trang web khác trên internet. Bạn có thể kiểm tra thứ hạng của bạn trên Alexa.

Url ( đường dẫn )

URL là viết tắt của Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet, cụ thể là dùng để định nghĩa 1 website nào đó

Unique visitor t )

Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất, không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian.

Visit

Visit là số lượt ghé thăm website.

Visitor

Visitor là số người ghé thăm website.

XML Sitemap

XML Sitemap là một tập tin để thông báo danh sách các liên kết trên trang web của bạn. XML Sitemap có thể dễ dàng được tạo ra và có rất nhiều công cụ miễn phí để giúp bạn tạo tập tin này.

Tổng kết

Trong bài viết này tôi đã giới thiệu cho ác bạn một số thuật ngữ rất hay dùng trong SEO, đây là những thuật ngữ cơ bản và thông dụng nhất mà người quản trị website, seoer nào cũng phải nắm được và hiểu rõ. Nếu bạn có thắc mắc nào, có thể gửi câu hỏi tới ZALO của tôi để được giải đáp nhé!
 
Bình luận
Đăng ký tư vấn
Gửi ngay

Bài viết được xem nhiều
Vợ Chồng a phủ đêm tình mùa đông | Văn mẫu
Vợ Chồng a phủ đêm tình mùa đông | Văn mẫu

23-08-2022

Dàn ý cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông chi tiết sau đây sẽ gợi ý cho các bạn triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.
Hướng dẫn lấy link messenger Fanpage Facebook
Hướng dẫn lấy link messenger Fanpage Facebook

07-09-2022

Bạn muốn chèn link messenger Fanpage Facebook rút gọn của bạn vào website nhưng chưa biết cách làm? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của tôi để được hướng dẫn cụ thể từng bước nhé!
Top các địa điểm du lịch Đà Lạt 2024
Top các địa điểm du lịch Đà Lạt 2024

23-03-2023

Cùng tìm hiểu Top địa điểm du lịch Đà Lạt 2023 độc - đẹp - lạ. Đà Lạt từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn được đông đảo du khách chú ý. Bài viết này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng vì những địa điểm check-in đẹp đến mê mẩn, chỉ muốn "xách balo đi ngay và luôn"
Đi du lịch Phú Quốc mặc gì cho đẹp?
Đi du lịch Phú Quốc mặc gì cho đẹp?

02-04-2023

Bên cạnh những bãi biển hoang sơ với bờ cát vàng óng ánh, Phú Quốc giờ đây còn được biết đến với loạt điểm đến cực lạ mắt lại còn toàn những trải nghiệm hay ho.
Top 10 địa điểm du lịch hè 2024 đáng đi nhất
Top 10 địa điểm du lịch hè 2024 đáng đi nhất

24-06-2023

Nắng hè đã đến. Nếu bạn đang kiếm tìm một địa điểm du lịch hè 2023 cùng gia đình và bạn bè, hãy cùng chúng tôi khám phá những địa điểm check-in đỉnh nhất trải dọc từ Bắc đến Nam.
9 điểm đến khi đi du lịch Nha Trang hè 2024
9 điểm đến khi đi du lịch Nha Trang hè 2024

22-03-2023

Vùng đất Nha Trang có thời tiết rất thuận lợi, chỉ có hai tháng mưa thường xuyên nên thu hút được đông đảo du khách. Tới đây, du khách không chỉ được tham quan các địa danh nổi tiếng, mà còn được thưởng thức các món ăn đặc sản đa dạng, thơm ngon. Điều này chắc chắn sẽ để lại hương vị khó quên cho du khách.
Bài viết liên quan
Cách đăng bài hàng loạt trên nhiều Fanpage Facebook tự động
Cách đăng bài hàng loạt trên nhiều Fanpage Facebook tự động

28-12-2022

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng bài tự động hàng loạt trên nhiều fanpage, lên lịch đăng bài, hẹn giờ đăng bài ... hoàn toàn miễn phí.
Cách xóa logo TikTok trên video điện thoại iPhone, Android
Cách xóa logo TikTok trên video điện thoại iPhone, Android

25-11-2022

TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội được ưa chuộng nhất hiện nay. Số lượng người dùng ứng dụng này ngày càng tăng với vô số video hấp dẫn ra đời.
Remarketing là gì? Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Google Remarketing
Remarketing là gì? Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Google Remarketing

12-09-2022

Remarketing hay con gọi là tiếp thị lại là hình thức cho phép quảng cáo của bạn được xuất hiện trên các trang web khác thuộc mạng hiển thị của Google và tiếp cận tới những khách hàng đã từng truy cập vào website của bạn
Công cụ hỗ trợ SEO website tốt nhất hiện nay
Công cụ hỗ trợ SEO website tốt nhất hiện nay

07-09-2022

Seo website trở nên phức tạp hơn, nhiều vấn đề phải làm hơn vì lý do...nhiều người quan tâm đến SEO website của mình nhiều hơn, chính vì thế mức độ cạnh tranh chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều. Do đó, các SEOer bây giờ sẽ phải tập trung và mất nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO onpage, nghiên cứu đối thủ, link building, theo dõi thứ hạng từ khóa...vv
5 bước viết bài chuẩn SEO mới nhất 2024
5 bước viết bài chuẩn SEO mới nhất 2024

27-08-2022

Bạn đang xây dựng Website | Bạn muốn website của mình có thứ hạng tốt trên google | Bạn muốn viết bài chuẩn SEO cho website của mình nhưng đang loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu | Bài viết này là dành cho bạn. Hãy đọc nó nhé!
Niche site market là gì? Niche site Affiliate Marketing
Niche site market là gì? Niche site Affiliate Marketing

18-08-2022

Niche site market là gì? Đây là thuật ngữ Marketing chỉ các website có nội dung tập trung vào một đối tượng hoặc một sản phẩm cụ thể chuyên biệt. Hay nói cách khác thì Niche site market là một trang web được xây dựng để phục vụ nhóm đối tượng, khách hàng, người dùng cụ thể.
Anchor text | 6 loại Anchor text sử dụng trong SEO
Anchor text | 6 loại Anchor text sử dụng trong SEO

10-08-2022

Anchor text ( Linkabel - Link text - Link Title ) hay còn gọi và điểm neo - văn bản neo. Đây là loại siêu liên kết mà khi bạn click vào đó nó sẽ chuyển hướng tới một URL/trang web khác theo chủ ý mà bạn muốn điều hướng tới.
Hướng dẫn tối ưu SEO onpage ( Phần 1 )
Hướng dẫn tối ưu SEO onpage ( Phần 1 )

08-08-2022

SEO onpage là gì? Tại sao cần phải tối ưu SEO onpage cho bài viết? Điều này làm có khó hay không? Có bao nhiêu tiêu chí để tối ưu 1 bài viết? Mời bạn tham khảo ngay trong bài viết này nhé!
Google Search Console | Hướng dẫn xác minh, cài đặt và sử dụng
Google Search Console | Hướng dẫn xác minh, cài đặt và sử dụng

08-08-2022

Google Search Console là một sản phẩm miễn phí của Google cung cấp cho những người quản trị Website. Đây là một công cung giúp bạn có thể khai báo, theo dõi và khắc phục những vấn để gặp phải trên website của mình. Đây là một công cụ mà Google không bắt buộc bạn phải đăng ký và chèn vào website, nhưng tôi khuyên, bạn hãy cài vào trang web của mình để hiểu các thuật toán và cải thiện website của mình hơn.
Hướng dẫn quản trị website Hpsoft | Dịch vụ quản trị & Quảng cáo
Hướng dẫn quản trị website Hpsoft | Dịch vụ quản trị & Quảng cáo

07-08-2022

Bạn vừa sử dụng dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, hoặc sử dụng mẫu có sẵn của Hpsoft nhưng quên mất cách cài đặt? Sau đây là một số hướng dẫn và lưu ý.


MUA BÁN 24H.COM

muaban-24h.com 0941 143 567 / 0982 01 2890

muaban-24h.com 0982 01 2890 / 0941 143 567

muaban-24h.com muaban24h.contact@gmail.com

Link hữu ích

 

To top
messenger icon zalo icon
call icon